Các lò hơi công nghiệp đốt nhiên liệu rắn (than hoặc sinh khối) hiện tại thường có hiệu suất năng lượng khoảng 70%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu suất theo thông lệ tốt nhất cho các lò hơi đốt nhiên liệu rắn mới lên đến 95%. Sự chênh lệch hiệu suất năng lượng này tương đương với tiềm năng tiết kiệm năng lượng 26%.
Tại Việt Nam, lò hơi công nghiệp thường được lựa chọn và thiết kế với mục tiêu chính là tối ưu chi phí đầu tư ở mức thấp nhất. Do đó, tuổi thọ của lò hơi thường rất ngắn và hiệu quả sử dụng năng lượng thường thấp hơn đáng kể so với hiệu suất theo thông lệ tốt nhất.
Trong suốt vòng đời của lò hơi, chi phí nhiên liệu thường vượt quá chi phí đầu tư ban đầu, đặc biệt là các lò hơi sử dụng nhiên liệu đốt như than hoặc dầu. Thậm chí đối với các lò hơi tận dụng phế thải của nhà máy như mùn cưa và các phế phẩm tương tự, giá trị thị trường của các phế phẩm này cũng vượt quá mức chi phí đầu tư ban đầu của lò hơi.
Rất ít các chủ nhà máy hiểu rõ về hiệu suất năng lượng của lò hơi, và càng ít người có nhận thức về chi phí tiết kiệm được cũng như lợi ích tiềm năng của việc nâng cấp hoặc thay thế bằng một lò hơi mới, hiệu suất cao.
Trong thời gian qua, nhiều dự án trình diễn đã được triển khai cho thấy lợi ích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của lò hơi (Ảnh: Agritech).
Trong thời gian qua, nhiều dự án trình diễn đã được triển khai cho thấy lợi ích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của lò hơi, với mức tăng hiệu suất từ 10% trở lên. Kết quả của những dự án này đã khẳng định việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của lò hơi là một cơ hội kinh doanh rất tốt, với thời gian hoàn vốn ngắn, thường chỉ dưới 1 năm. Một vài dự án điển hình có thể được tìm thấy
tại đây.
Các lò hơi công nghiệp đốt nhiên liệu rắn (than hoặc sinh khối) hiện tại thường có hiệu suất năng lượng khoảng 70%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu suất theo thông lệ tốt nhất cho các lò hơi đốt nhiên liệu rắn mới lên đến 95%. Sự chênh lệch hiệu suất năng lượng này tương đương với tiềm năng tiết kiệm năng lượng 26%. Để đạt được hiệu suất cao như vậy, cần chi phí đầu tư lớn hơn và có thể đòi hỏi công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn cho khoản chi phí đầu tư thêm thường chỉ mất vài năm.
Nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của lò hơi, Bộ Công Thương với sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch phát hành cuốn cẩm nang công nghệ gồm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các lò hơi hiện hữu. Cẩm nang cũng bao gồm các đề xuất để tối ưu hóa hiệu suất năng lượng của lò hơi mới, với hơn 30 đề xuất cụ thể về nâng cao hiệu suất năng lượng cho một lò hơi hiện hữu hoặc một lò hơi mới.
Ngoài ra, cẩm nang còn cung cấp hướng dẫn để thiết kế một hệ thống lò hơi mới. Khi thay thế lò hơi hiện tại bằng lò hơi mới, chủ nhà máy có cơ hội tái thiết kế toàn bộ hệ thống. Ví dụ, chuyển đổi sang nguồn nhiên liệu mới (ví dụ từ than sang nhiên liệu sinh khối); thay thế hơi nước bằng nước nóng, nếu không yêu cầu nhiệt độ quá cao, có thể tối ưu hóa bề mặt truyền nhiệt để nâng cao hiệu suất năng lượng; có thể lắp đặt hệ thống điều khiển lò hơi tiên tiến hơn.
Sử dụng cẩm nang công nghệ như thế nào?
Cẩm nang có thể được sử dụng làm thông tin đầu vào cho các cán bộ quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp để xác định các giải pháp tiết kiệm năng lượng tiềm năng. Một số giải pháp đơn giản có thể áp dụng mà không cần phân tích chuyên sâu. Một số giải pháp khác có thể yêu cầu thiết bị đo lường chuyên dụng cũng như kinh nghiệm phân tích năng lượng chi tiết. Trong những trường hợp đó, cán bộ quản lý năng lượng nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp lò hơi hoặc từ các kiểm toán viên năng lượng có kinh nghiệm.
Đặc biệt, khi thay thế lò hơi, chủ nhà máy nên tìm hiểu rõ ràng về thông tin giá cả và lợi ích của các giải pháp thay thế để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Chương trình DEPP3